Một trong số các tài liệu quan trọng mà các trường đại học Hoa Kỳ yêu cầu trong quá trình tuyển sinh chính là thư giới thiệu. Đây cũng là thứ gây đau đầu cho không ít học sinh Việt Nam. Sự thật là để có được một lá thư giới thiệu tốt không hề đơn giản. Bởi lẽ, thứ nhất là các giáo viên Việt Nam thường ít kinh nghiệm, hay thậm chí là không thể hoặc không biết viết một lá thư giới thiệu như thế nào, thứ hai là bởi vì ngay cả học sinh, sinh viên Việt Nam cũng không biết nên nhờ ai viết. Trong bài viết này, công ty HALO sẽ giới thiệu một vài quy tắc và hướng dẫn cơ bản giúp các bạn có được những lá “thư giới thiệu” tốt.
Tổng quan về bức thư giới thiệu
Trước hết, mục đích của thư giới thiệu là cho ban tuyển sinh thấy những ý kiến khách quan và đáng tin cậy về học sinh trên cả phương diện học tập lẫn tính cách. Những phần như thông tin cơ bản về người nộp đơn, các hoạt động ngoại khóa, các thành tích, GPA, điểm các bài thi chuẩn hóa và bài luận cá nhân đã được chính bạn chuẩn bị trong hồ sơ của mình. Vậy còn thư giới thiệu? Thư giới thiệu sẽ vẽ ra một bức tranh về bạn dưới góc nhìn khách quan, nó là thành phần rất quan trọng không thể thay thế và được ban tuyển sinh đọc rất cẩn thận. Thực chất nó như một thông tin nội bộ được viết bởi một giáo viên cho một người đồng nghiệp, chính vì vậy nó có trọng lượng rất lớn.
Ai có thể viết thư giới thiệu cho bạn?
Hãy chọn một người suy nghĩ tích cực về bạn, ví dụ như giáo viên của bạn. Trường hợp thư giới thiệu do giáo viên tự viết sẽ khách quan nhất. Họ là người hiểu rõ bạn trong một thời gian dài. Thậm chí người đó nên là người mà cho đến thời điểm nộp đơn, họ là người có cơ hội tiếp xúc gần gũi và biết về bạn nhiều nhất, lý tưởng nhất là biết cả về các hoạt động ngoại khóa của bạn.
Vì giáo viên không thể nhớ hết các hoạt động và thành tích của bạn, bạn nên chuẩn bị trước để cung cấp cho giáo viên. Và khi bạn được trường nhận, đừng quên thông báo kết quả chia vui với người đã viết thư giới thiệu cho mình đầu tiên bạn nhé!
Thư giới thiệu chất lượng phải bao gồm những gì?
– Thư giới thiệu nên cung cấp một bức tranh toàn diện về ứng viên, về học tập cũng như các tính cách cá nhân.
– Thư giới thiệu không nên nói chung chung và nên được minh họa càng nhiều càng tốt bằng những ví dụ cụ thể.

– Khi viết, nên cụ thể là tôi viết, tức là viết theo suy nghĩ chủ quan của người viết, ví dụ như “tôi thấy ứng viên …”, “trong mắt tôi …”. Tưởng tượng thú vị sau đây có thể giúp các giáo viên dễ viết hơn, đó là thử hình dung cảnh giáo viên đó đang đi uống bia với các đồng nghiệp ở ban tuyển sinh. Trên bàn bia họ nói chuyện về một ứng viên mà tất cả ban tuyển sinh đều không ai biết.
Cấu trúc thư giới thiệu gồm những phần
1) Phần mở đầu: Tác giả bức thư đã biết đến ứng viên như thế nào, nó giải thích tại sao tác giả lại có thể đánh giá ứng viên.
2) Phần nội dung chính: Mô tả kết quả học vấn và tính cách của ứng viên:
Kim chỉ nam cho những gì tác giả nên viết là thang chấm điểm trong mẫu. Nhà trường sẽ quan tâm đến những phẩm chất đặc biệt của ứng viên và đánh giá cao những lá thư có minh chứng rõ ràng.
Nói về học vấn thì lá thư nên tập trung vào tài năng học tập, năng khiếu vượt trội và nên đề cập đến những vấn đề thú vị như các nghiên cứu, các cuộc thi, các bài phát biểu, … của ứng viên hoặc những câu chuyện thú vị từ trong lớp, trong trường và nên có kèm theo minh chứng rõ ràng.
Tuy nhiên các trường Mỹ, ngoài điều kiện tiên quyết về học tập, rất quan tâm tới nhân cách của ứng viên, như khả năng lãnh đạo, con người nhiều sáng kiến, mối quan hệ với những người khác, … Nhắc lại là nên có những câu chuyện để minh họa về thành tích thể thao hay thành tựu nghệ thuật, về thành tích học tập hay hoạt động ngoại khóa thú vị, …
Để viết bức thư giới thiệu phù hợp với suy nghĩ của Mỹ, ví dụ “good” không hẳn là tốt, mà người ta thường nghĩ nhiều nhất là trung bình. Nếu giáo viên muốn hỗ trợ ứng viên, đừng ngại ngùng sử dụng những từ mạnh mẽ hơn như tuyệt vời, cực kỳ … (excellent, extremely…), nhưng cũng xin nhắc lại là mọi lời khen cần phải có chứng cứ rõ ràng.
Một yếu tố quan trọng trong việc viết thư giới thiệu là giáo viên cần làm nổi bật điểm mạnh, khác biệt của học sinh, những nét cơ bản tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về ứng viên, kể cả về tích cánh, tâm hồn, hoàn cảnh gia đình và các sở thích, đam mê khác. Sự khác biệt của học sinh càng quan trọng hơn khi ứng tuyển vào những trường có tỷ lệ chọn thấp.
3) Phần kết của thư giới thiệu
Khẳng định người được giới thiệu trong thư (học sinh) chính là ứng viên thích hợp vào trường. Giáo viên được nhờ viết bức thư nên biết rõ, có hiểu biết và làm quen với những yêu cầu của những trường mà ứng viên nộp đơn thi. Đừng quên rằng, để bức thư có chất lượng tốt không thể thiếu những thông tin, những dữ liệu mà chính bạn cung cấp cho giáo viên của mình.
Hy vọng những chia sẻ của HALO sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức, thông tin tham khảo trong quá trình làm hồ sơ du học Mỹ. Nếu bạn cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Mọi thắc mắc liên quan cần hỗ trợ Du Học Mỹ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ HALO
Facebook: https://www.facebook.com/duhocmyhalo/
Website: http://www.duhochalo.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Trụ sở chính: Tòa nhà OTC 3A, Khu đô thị HANDI RESCO, đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hotline: 0961 848 984 (Mr. Hậu), Điện thoại: 0246 254 2237
Văn phòng đại diện Hà Nội: Số 30 ngõ 12 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội Hotline: 0961 860 002 (Ms. Giang) hotline 2: 0961288290 (Ms. Lan)
Văn phòng đại diện Miền Nam: Ground Floor, PAPAYA House Số 220/64-66 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21,Quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh
số điện thoại liên hệ :0 28 3 514 0660 | 0 28 3 514 0668
Email: hotro@halo.edu.vn